Giải pháp tích hợp Kỹ năng mềm trong công tác giảng dạy chuyên môn
Tài liệu thuộc Sáng kiến kinh nghiệm về Kỹ Năng Mềm
Việc trang bị kĩ năng mềm cho sinh viên đã và đang là vấn đề được cả xã hội và ngành giáo dục quan tâm. Kĩ năng mềm là nhân tố thiết yếu đối với thành công và hạnh phúc của mỗi cá nhân.
Thực trạng yếu kém về kĩ năng mềm của sinh viên Việt Nam đã được các tổ chức giáo dục, các doanh nghiệp và các chuyên gia trong - ngoài nước báo động từ nhiều thập kỉ trước. Những kiến thức mà sinh viên được trang bị trong quá trình học tập là điều kiện cần, tuy nhiên vẫn chưa phải là điều kiện đủ để làm hành trang cho sinh viên có thể tìm kiếm những công việc như mong muốn. Hoạt động đào tạo kĩ năng mềm được diễn ra khá phổ biến trong các trường đại học hiện nay, và là chuẩn đầu ra cần phải có đối với mỗi sinh viên khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo này ở mỗi trường đều khác nhau. Mục đích của nghiên cứu này là thông qua kinh nghiệm đào tạo kĩ năng mềm tại một số trường đại học, từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để tích hợp kĩ năng mềm vào các môn học chính trong quá trình giảng dạy chuyên môn.
Kiến thức chuyên ngành mà các trường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá trình học tập là yếu tố quyết định giúp sinh viên có thể lập nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, thế giới đang biến thành một sân chơi toàn cầu, nhập cư lao động chuyên nghiệp gia tăng, tri thức xã hội trở nên phong phú hơn, công nghệ cho phép các doanh nghiệp thu thập và chia sẻ thông tin nhanh hơn - minh bạch hơn, thế giới công việc trở nên tinh vi hơn và đòi hỏi khắc khe hơn bao giờ hết.
Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tích cực và sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, điều đó đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng và không ngừng trên tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mọi sự thành công đều phải xuất phát từ yếu tố con người, điều đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu trong thời đại mới. Để thực hiện sứ mệnh này, giáo dục – đào tạo nói chung đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Ngoài các nguồn lực và bí quyết kinh doanh, điều làm cho các doanh nghiệp thành công hay không thành công là mức độ mà cá nhân có thể hoặc không có thể làm việc cùng nhau cho một mục tiêu chung. Các vấn đề như tình cảm, văn hóa ứng xử, phong cách làm việc, khả năng quản lí thời gian, làm việc nhóm, kĩ năng đàm phán, khả năng giải quyết xung đột, kĩ năng nói chuyện trước công chúng,... không chỉ dành cho lãnh đạo mà còn được rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng và đánh giá rất cao khi tuyển chọn cho mình một nhân viên mới. Kĩ năng giao tiếp, thường được gọi là kĩ năng mềm, bao gồm giao tiếp, lắng nghe, giải quyết vấn đề, quan hệ đa văn hóa và dịch vụ khách hàng. Một số nghiên cứu đã được thực hiện để cung cấp sự tin cậy về tầm quan trọng của các kĩ năng liên quan đến cá nhân và cần thiết trong kinh doanh. Từ những nghiên cứu này, các kĩ năng mềm nổi lên như là ngành kinh doanh và kĩ năng hàng đầu tìm kiếm trong các ứng cử viên.
Những nhà tuyển dụng lao động cũng như người sử dụng lao động coi trọng các kĩ năng mềm vì đây là một trong những nhân tố đánh giá con người rất hiệu quả bên cạnh các kĩ năng cứng. Người có kĩ năng mềm sẽ dẫn dắt được những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung. Kĩ năng mềm còn được xem là hành trang không thể thiếu của sinh viên để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Ngày nay, sinh viên sau khi tốt nghiệp mặc dù được nhà trường trang bị khá kĩ lưỡng kiến thức chuyên môn nhưng vẫn còn khiếm khuyết, đó là nhiều sinh viên rất thiếu và yếu các kĩ năng mềm đáp ứng yêu cầu công việc. Khiếm khuyết về kĩ năng mềm của nhiều sinh viên hiện nay đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc không tìm được việc làm đúng chuyên môn đào tạo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do nhiều trường đại học chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên chuyên đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên. Việc trang bị phương pháp để giảng viên tích hợp/lồng ghép đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên ngay trong quá trình giảng dạy chuyên môn đang là vấn đề cần thiết trước yêu cầu của thực tiễn hiện nay
Kiến thức chuyên ngành mà các trường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá trình học tập là yếu tố quyết định giúp sinh viên có thể lập nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, thế giới đang biến thành một sân chơi toàn cầu, nhập cư lao động chuyên nghiệp gia tăng, tri thức xã hội trở nên phong phú hơn, công nghệ cho phép các doanh nghiệp thu thập và chia sẻ thông tin nhanh hơn - minh bạch hơn, thế giới công việc trở nên tinh vi hơn và đòi hỏi khắc khe hơn bao giờ hết.
Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tích cực và sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, điều đó đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng và không ngừng trên tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mọi sự thành công đều phải xuất phát từ yếu tố con người, điều đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu trong thời đại mới. Để thực hiện sứ mệnh này, giáo dục – đào tạo nói chung đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Ngoài các nguồn lực và bí quyết kinh doanh, điều làm cho các doanh nghiệp thành công hay không thành công là mức độ mà cá nhân có thể hoặc không có thể làm việc cùng nhau cho một mục tiêu chung. Các vấn đề như tình cảm, văn hóa ứng xử, phong cách làm việc, khả năng quản lí thời gian, làm việc nhóm, kĩ năng đàm phán, khả năng giải quyết xung đột, kĩ năng nói chuyện trước công chúng,... không chỉ dành cho lãnh đạo mà còn được rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng và đánh giá rất cao khi tuyển chọn cho mình một nhân viên mới. Kĩ năng giao tiếp, thường được gọi là kĩ năng mềm, bao gồm giao tiếp, lắng nghe, giải quyết vấn đề, quan hệ đa văn hóa và dịch vụ khách hàng. Một số nghiên cứu đã được thực hiện để cung cấp sự tin cậy về tầm quan trọng của các kĩ năng liên quan đến cá nhân và cần thiết trong kinh doanh. Từ những nghiên cứu này, các kĩ năng mềm nổi lên như là ngành kinh doanh và kĩ năng hàng đầu tìm kiếm trong các ứng cử viên.
Những nhà tuyển dụng lao động cũng như người sử dụng lao động coi trọng các kĩ năng mềm vì đây là một trong những nhân tố đánh giá con người rất hiệu quả bên cạnh các kĩ năng cứng. Người có kĩ năng mềm sẽ dẫn dắt được những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung. Kĩ năng mềm còn được xem là hành trang không thể thiếu của sinh viên để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Ngày nay, sinh viên sau khi tốt nghiệp mặc dù được nhà trường trang bị khá kĩ lưỡng kiến thức chuyên môn nhưng vẫn còn khiếm khuyết, đó là nhiều sinh viên rất thiếu và yếu các kĩ năng mềm đáp ứng yêu cầu công việc. Khiếm khuyết về kĩ năng mềm của nhiều sinh viên hiện nay đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc không tìm được việc làm đúng chuyên môn đào tạo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do nhiều trường đại học chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên chuyên đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên. Việc trang bị phương pháp để giảng viên tích hợp/lồng ghép đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên ngay trong quá trình giảng dạy chuyên môn đang là vấn đề cần thiết trước yêu cầu của thực tiễn hiện nay
Bạn chỉ có thể xem 15 trang. Hãy đăng nhập để download toàn bộ tài liệu này!
Download
Trang /
Đang hiển thị tài liệu...